Soạn bài: Cụm danh từ

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Khái niệm về cụm danh từ

- Cụm danh từ (còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ) là một tập hợp tự do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (Từ ngữ phụ thuộc được gọi là phụ ngữ).

- So với danh từ, cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn, chi tiết hơn và có cấu tạo phức tạp hơn. Cụm danh từ đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp giống như danh từ (làm chủ ngữ, phụ ngữ động từ...).

- Quan hệ giữa dành từ trung tâm với các phụ ngữ đứng trước hoặc đứng sau danh từ trung tâm ấy là quan hệ chính phụ.

Ví dụ: học sinh (danh từ) —> tất cả học sinh lóp 6A (cụm danh từ).

2. Cấu tạo của cụm danh từ

- Về cấu tạo, cụm danh từ có thể có cấu tạo đầy đủ hoặc không đầy đủ

+ Dạng cấu tạo dẩy dủ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

một

ngôi nhà

vững chãi

+ Dạng cấu tạo đầy đủ:

Phần trước Phần trung tâm
một ngôi nhà
Phần trung tâm Phần sau
ngôi nhà vững chãi

- Chú ý:

+ Phần trung tâm còn được gọi là: chính tố, danh từ trung tâm, danh từ chính,...

+ Phụ ngữ trước còn được gọi là: phụ tố trước, phụ ngữ trước,...

+ Phụ ngữ sau còn được gọi là: phụ tố sau, phụ ngữ sau,...

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc kĩ từng câu, gạch dưới các danh từ trong từng câu đó. Sau đó, xem danh từ nào có những từ ngữ phụ thuộc nó đi kèm (đứng trước và sau nó). Tập hợp từ gồm danh từ và các từ ngữ đi kèm đó chính là cụm danh từ. Cụ thể như sau:

a) Vua cha yêu thương Mi Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Như vây : một người chồng thật xứng đáng là cụm danh từ.

b) Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

Cụm danh từ : một lưỡi búa của cha để lại

c) Đai bàng nguyên là một con vêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

Cụm danh từ: một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ

2. - Ở từng cụm danh từ tìm được, em xác định đâu là phần trung tâm, đâu là phần trước, phần sau. Sau đó, dựa vào mô hình cụm danh từ trong SGK, trang 118, em điền từng cụm danh từ tìm được vào vị trí thích hợp trong mô hình.

- Cụ thể, các cụm danh từ này được điền vào mô hình như sau:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

 

một

người

chồng

thật xứng đáng

 

 

một

lưỡi

búa

của cha để lại

 

 

một

con

yêu tinh

ở trên núi, có nhiều phép lạ

 

3. - Phần trích trong đề bài có ba chỗ trống, Ở mỗi chỗ trống, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ chính. (Danh từ chính ở cả ba trường hợp này đều là từ thanh sắt. Như vậy, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ thanh sắt, sao cho phù hợp với nội dung câu vãn, đoạn văn; nhất là phù hợp với logic phát triển nội dung câu chuyện).

- Điền các phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống, ta được :

+ Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.

+ Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.

+ Lần thứ ha, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.

Viết bình luận