Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả

I - NỘI DUNG LUYỆN TẬP

1. Đối với các tỉnh miền Bắc

- Do ảnh hưởng của cách phát âm (không phát âm phân biệt các phụ âm đầu trong từng cặp tr / ch, s / X, r / d / gi; phát âm lẫn lộn l / rì) nên khi viết chính tả, dễ viết sai các từ có các phụ âm đầu nói trên. Đây là những “trọng điểm chính tả” cẩn lưu ý đối với HS các tỉnh miền Bắc.

- Theo yêu cầu của SGK, ở từng cặp phụ âm đầu, trước hết em đọc đúng (chú ý phát âm phận biệt các phụ âm đầu trong từng cặp; riêng dgi không nhất thiết phải phát âm phân biệt), sau đó viết lại chính xác các từ ngữ có chứa các phụ âm đầu dễ viết sai trong SGK.

- Ngoài các từ ngữ trong SGK, em có thể tìm thêm những từ ngữ khác có chứa các phụ âm đầu dễ viết sai rồi viết lại để củng cố thêm ỷ thức viết đúng đối với các từ ngữ này. 

2. Đối với các tỉnh miền Trung, miền Nam

- Lỗi viết sai các phụ âm cuối t / c ; n / ng là lỗi phổ biến của người miền Trung và miền Nam (từ Thừa Thiên - Huế đến Cà Mau).

Loại lỗi chính tả này cũng do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Đây cũng là những “trọng điểm chính tả” cần lưu- ý đối với HS các tỉnh miền Trung, miền Nam.

- Ngoài ra, hiện tượng viết sai dấu hỏi, dấu ngã cũng diễn ra khá phổ biến ở miền Trung (từ Thanh Hoá trở vào). HS ở các khu vực này cần được luyện tập nhiều để phân biệt được hai dấu thanh nói trên.

- Yêu cầu đặt ra cũng là trước hết, HS luyện đọc đúng, sau đó luyện viết đúng.

3. Riêng với các tỉnh miền Nam

Cũng do ảnh hưởng của cách phát âm không hoặc ít phân biệt ví dụ (đi về = đi dề), cho nên HS các tỉnh miền Nam dễ mắc lỗi chính tả viết sai các từ có phụ âm đẩu V / d. SGK cũng yêu cầu HS trước khi viết đúng, cần luyện tập đọc đúng.

II - MỘT SỐ HÌNH THỨC LUYỆN TẬP

1. - Em lưu ý: Mỗi gạch đầu dòng trong bài tập này tương ứng với một cặp phụ âm đầu. Cụ thể, gạch đầu dòng thứ nhất tương ứng với cặp tr / ch, gạch đầu dòng thứ hai tương ứng với cặp s / X...

- Cách làm: Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền tùng phụ âm trong cặp phụ âm đầu. Nếu tạo ra từ ngữ có hình thức chính tả hợp lí thì điền được.

dụ: trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, /trải qua, trôi chảy, trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

(Các trường hợp còn lại, HS tự điền.)

2. Bài tập này góp phần hình thành ý thức biết phân biệt các từ có phụ âm đầu dễ viết sai: V / d / gi. Cách làm tương tự như ở bài tập 1.

dụ: vây cá, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây. (Các trường hợp còn lại, HS tự điển).

3. Bài tập này giúp HS luyện viết phân biệt 5 / X. Muốn điền đúng, trước hết em đọc đoạn văn một lượt để nắm được nội dung chung của đoạn văn. Sau đó, em đọc từng câu, để nắm nội dung cụ thể của câu. Việc nắm được nội dung sẽ có tác dụng đáng kể trong việc giúp em lựa chọn 5 hoặc X để điền vào chỗ trống, ở từng chỗ trống, em cũng lần lượt thử - điền s, X, nếu tạo ra từ ngữ có hình thức chính tả hợp lí, đúng đắn thì điền được. Ví dụ: Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất. Các câu còn lại, HS tự điền).

4. Bài tập này rèn cho HS ý thức biết phân biệt hai phụ âm cuối t / c. Cách làm cũng tương tự như đã hướng dẫn ở trên. Ví dụ: thắt lưng buộc bụng; buột miệng nói ra. (Các trường hợp còn lại, HS tự điền).

5. Bài tập này giúp HS luyện tập viết đúng dấu hỏi, dấu ngã.

Cách làm như đã hướng dân ở các bài tập trước. Ví dụ: vẽ tranh, biểu quyết (HS tự làm đối với các trường hợp còn lại).

6. Bài tập này chủ yếu giúp HS rèn kĩ năng nhận biết các lỗi chính tả viết lẫn lộn các phụ âm cuối n / ng ; tỉ c. HS trước hết phải phát hiện, nhận biết được lỗi trong từng câu (bằng cách gạch dưới), sau đó sửa lại cho đúng. Các lỗi được phát hiện và sửa lại như sau: Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng. (Các trường hợp còn lại, HS tự làm).

Viết bình luận