Soạn bài: Chữa lỗi về quan hệ từ

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Quan hệ từ (còn được gọi bằng các tên khác như: từ chỉ quan hệ, từ nối, kết từ,..) là từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu trong đoạn văn, văn bản. Một số ví dụ:

(1) Biểu thị quan hệ giữa các bộ phận của câu:

Nếu trời mưa thì tôi không đến.

(Cặp quan hệ từ nếu... thì... biểu thị quan hệ "giả thiết - kết quả" giữa hai vế câu, hai bộ phận của câu ghép.)

(2) Biểu thị quan hệ giữa các câu trong đoạn văn, văn bản:

Quân địch đã bị đánh tan tác. Quân ta đã chiến thắng. Nhưng chúng ta không được chủ quan.

(Quan hệ từ nhưng biểu thị ý nghĩa "trái ngược" giữa các câu trong đoạn văn.)

2. Muốn dùng đúng các quan hệ từ, người sử dụng ngôn ngữ phải có một trình độ tư duy nhất định. Trong thực tế, không ít HS dùng sai quan hệ từ trong các bài viết. Trong các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ mà SGK nêu ra, phổ biến nhất là các lỗi dùng thừa quan hệ từ (trong đó bao hàm cả hiện tượng lạm dụng thì, là, mà...), dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa... Các lỗi về quan hệ từ làm cho câu văn không rõ ý, rối rắm, khó hiểu, ảnh hưởng đáng kể tới việc trình bày, diễn đạt nội dung.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. - Đọc chậm rãi từng câu cho sẵn trong bài tập (đọc 2 lượt), em sẽ nhận thấy từng câu dường như thiếu hụt một cái gì đó, khiến cho câu chưa rõ ý. Sự thiếu hụt đó chính là thiếu quan hệ từ. Vì vậy, đề bài yêu cầu: thêm quan hệ từ thích hợp.

- Khi tìm quan hệ từ để bổ sung vào từng câu, em dễ dàng nhận thấy câu thứ nhất thiếu từ trong cặp từ... đến... (chỉ thời gian); câu thứ hai thiếu từ để (chỉ mục đích). Hai câu đã thêm quan hệ từ sẽ là:

+ Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.

+ Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng.

2. - Muốn tìm được quan hệ từ thích hợp để thay các quan hệ từ dùng sai (từ được in đậm), trước hết, em đọc kĩ từng câu. Em chú ý bộ phận câu ở trước và sau từ in đậm có quan hệ với nhau thế nào, đó là quan hệ gì. Sau khi đã xác định được quan hệ giữa các bộ phận câu, em dễ dàng tìm được quan hệ từ thích hợp để thay thế cho quan hệ từ dùng sai.

- Cụ thể, ở câu thứ nhất, quan hệ giữa hai bộ phận câu: chúng ta cũng có quan niệm và cha ông ta ngảỵ xưa là quan hệ so sánh. Do đó, giữa hai bộ phận này, ta phải dùng quan hệ từ như. Câu văn sau khi thay quan hệ từ sẽ là:

Ngày naỵ/ chúng ta củng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng lảm trọng.

- Với cách làm tương tự, ta thấy ở câu thứ hai, cần thay từ tuy bằng từ ; câu thứ ba, thay từ bằng bằng từ về.

3. - Lỗi dùng quan hệ từ trong ba câu này đã được nói tới trong phần bài học. Đó là lỗi thừa quan hệ từ. Đây là loại lỗi mà nhiều HS thường mắc khi viết văn. Cách sửa rất đơn giản, đó là lược bổ các quan hệ từ đứng ở đầu câu.

- Câu văn đã chữa lại sẽ là:

+ Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.

+ Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí lảm người là phải giúp đỡ người khác.

+ Bải thơ nảy đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

4. - Muốn biết quan hệ từ in đậm trong từng câu dùng đúng hay sai, em đọc kĩ từng câu, đọc chậm rãi. Em chú ý xem mối quan hệ giữa các bộ phận trong câu (ở vị trí có quan hệ từ) là quan hệ gì. Từ đó, có thể biết được quan hệ từ in đậm trong từng câu là sai hay đúng. Ví dụ, ở hai câu a và b, quan hệ giữa hai vế câu, bộ phận câu là quan hệ nhân - quả. Do đó, dùng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nhân — quả: Nhờ... nên..., Tại... nền... là phù hợp.

- Theo cách làm trên, ta thấy các câu còn lại:

+ Câu c: bỏ từ cho.

+ Câu d: dùng đúng.

+ Câu e: chuyển từ của lên trước từ bản thân (quyền lợi của bẳn thân mình).

+ Câu g: bỏ từ của.

+ Câu h: dùng đúng.

+ Câu i: từ giả dùng không đúng (từ giá chỉ dùng trong trường hợp nêu một điều kiện thuận lợi làm giả thiết; ví dụ: Giá anh đên được thì tốt quá)

5. Em trao đổi bài tập làm văn với một bạn trong tổ học tập. Đọc kĩ bài của bạn, gạch dưới (hoặc khoanh tròn) các quan hệ từ được dùng trong bài văn (gạch bằng bút chì mềm); đánh dấu những quan hệ từ bạn dùng sai hoặc chưa phù hợp, chưa chuẩn xác; trao đổi với bạn về nguyên nhân dùng sai và cách chữa.

Viết bình luận