Soạn bài: Chí phèo (tiếp theo)

I. XUẤTXỨ

Chí Phèo là một kiệt tác của nhà văn Nam Cao. Lúc đầu đăng báo có tên là Cái lò gạch cữ. Năm 1941, Nhà xuất bản Đời Mới in thành sách, tự đổi tên là Đôi lứa xứng đôi.

Năm 1945, khi cho in lại trong tập Luống cày, Nam Cao đã đổi lại là Chí Phèo như hiện nay.

II. TÓM TẮT TRUYỆN CHÍ PHÈO

Truyện kể lại cuộc đời của một người nỗng dân cùng khổ tên là Chí Phèo, nguyên là một đứa con hoang, bị bỏ rơi nơi lò gạch cũ ngay khi vừa mới lọt lòng. Chí Phèo được người ta nhặt về nuôi, lớn lên đi ở hết nhà này đến nhà khác. Tuổi hai mươi, hắn là canh điền cho nhà lí Kiến. Vì ghen Chí với người vợ ba, Kiến đã vu tội cho hắn khiến hắn phải đi tù. Sau bảy tám năm biệt tích, Chí Phèo trở về với một bộ dạng hoàn toàn khác trước. Vừa về, Chí đã say khướt, cầm vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến (lí Kiến lúc này đã trở thành bá hộ) chửi bới, rạch mặt, ăn vạ. Lão bá Kiến khôn róc đời đã dùng “một bữa rượu, một dồng bạc” biến Chí Phèo trở thành “chỗ đầy tớ tay chân” của lão. Để rồi từ đó, hắn lúc nào cũng say và khi hắn say thỉ hắn làm bất cứ việc gì người ta sai hắn” và hắn trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại để tác quái cho bao nhiêu dân làng”.

Cho đến một đêm trăng, trong cơn say, Chí Phèo gặp thị Nở, một người đàn bà xấu xí “ma chê quỷ hờn”, bị mọi người hắt hủi. Mốì tình bất ngờ ấy khiến hắn bỗng thức tỉnh. Bản tính lương thiện của người lao động từ lâu vẫn ấp ủ trong hắn đã được đánh thức. Sau khi ăn bát cháo hành của người đàn bà, Chí Phèo vô cùng cảm động vì đây là lần đầu tiên, hắn được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà. Chí Phèo bỗng thiết tha mong ước có được một cuộc sống bình thường như tất cả mọi người: một mái nhà êm ấm, làm ăn lương thiện. Hắn “muốn làm hòa với mọi người biêt bao. thị Nở sẽ mở dường cho hắn”. Nhưng khi người đàn bà xấu xí này về xin ý kiến bà cô già của thị thì bà ấy gào lên: “Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo, thằng chỉ có một nghề rạch, mặt và ăn vạ”. Bị từ chối, Chí Phèo lại đi uống rượu, ôm mặt khóc rưng rức. Hắn lại xách dao ra đi như mọi lần, vừa đi vừa chửi. Trời xui đất khiến, cuối cùng, hắn lại đến nhà bá Kiến chỉ tay vào mặt lão tà: “Tao muốn làm người lương thiện... Ai cho tao lương thiện... Tao không thể là người lương thiện nữa... chỉ còn một cách...”. Và hắn rút dao đâm chết bá Kiến, sau đó hắn tự sát.

III. CHỦ ĐỀ

Chí Phèo của Nam Cao phản ánh nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến cũng giống như một số tác phẩm khác của các tác giả cùng thời: Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng... Có điều, chủ đề của truyện Chí Phèo mới mẻ hơn. Với một tình cảm nhân đạo, sâu sắc, Nam Cao đã phát hiện ra và khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ của Chí Phèo ngay cả khi hắn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhà vãn đã thể hiện sâu sắc bi kịch tâm hồn của con người khao khát làm người, khao khát lương thiện nhưng cứ bị cuộc đời lạnh lùng cự tuyệt nên đã chết một cách bi thảm.

Hình ảnh cái lò gạch cũ ở đầu truyện và hình ảnh cái lò gạch cũ ở cuối truyện cho thấy nông thôn không thay đổi thì những Chí Phèo vẫn tiếp tục ra đời ở làng Vũ Đại, nghĩa là trật tự xã hội vẫn chẳng có gì thay đổi. Điều này thể hiện cái nhìn bi quan của Nam Cao và cũng là một hạn chế của truyện Chí Phèo về mặt chủ đề.

IV. PHÂN TÍCH

Chí Phèo - tấn bi kịch của người nông dãn nghèo khổ trong xã hội cũ

Nói đến Chí Phèo là nói đến một thằng “cùng hơn cả dân cùng” điển hình cho những nỗi khốn khó, tủi nhục nhất của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến. Chí vốn là đứa con hoang may nhờ chút tình thương của xã hội mới có thể tồn tại mà trưởng thành. Mới đẻ ra, Chí đã bị vứt đi bên một cái lò gạch cũ bỏ không và sau đó đã trở thành một món hàng mua bán. Từ thuở nhỏ: “bơ vơ đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ” đến năm hai mươi tuổi, Chí là một anh thanh niên khỏe mạnh làm canh điền cho bá Kiến. Khi ấy, Chí cũng “ao ước có một gia đỉnh nho nhỏ. Chồng cưốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chung lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”, nghĩa là chỉ ước mơ một cuộc sống hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị bằng chính sức lao động của mình. Lúc này, tuy còn trẻ trung nhưng hắn cũng đã có lòng tự trọng. Khi bị bà Ba “quỷ quái” nhà cụ Bá gọi lên bóp chân hắn “chỉ thấy nhục chứ yêu dương gì”.

Bỗng nhiên chỉ vì ghen tuông vu vơ, bá Kiến cho giải Chí lên huyện tù. Sau bảy tám năm biệt tích, Chí trở về làng “trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chét”. Từ đó Chí đi từ những hành động lưu manh vô ý thức chỉ nhằm đáp ứng những cơn thèm rượu và thói ngỗ ngáo ngang ngược trở thành “đầy tớ tay chân” của bá Kiến. Chỉ cần mấy câu nói ngọt xớt, một chuỗi cười Tào Tháo và dãm hào, chỉ một bữa ăn... Bá Kiến đã thu phục được kẻ thù là hắn thành một công cụ mù quáng trong tay mình. Công việc của Chí lúc này là đập đầu, rạch mặt, đe dọa và ăn vạ. Bọn cường hào lợi dụng hắn để thanh trừng lẫn nhau.

Bởi vậy, trong con mắt của mọi người làng Vũ Đại, Chí Phèo đúng là “một con quỉ dữ”, “tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn đi qua”. Khi Chí Phèo ngất ngưởng trên con đường say, hắn chửi bới, la làng, mọi người đều “mặc thây cha nó”, “không ai cần dộng dạng”, “đáp lại hắn chỉ có lù chó cắn xao lên trong xóm”. Nhự vậy, đúng là Chí đã mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính, bị khai trừ ra khỏi xã hội loài người.

Vạch ra một cách lôgic quá trình lưu manh hóa của Chí Phèo, Nam Cao đã mạnh mẽ tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến, đã xô đẩy người nông dân vào bế tắc, không lối thoát.

Nhưng giá trị nối bật nhất của tác phẩm Chí Phèo là ở chỗ: khi miêu tả người nông dân bị lưu manh hóa, Nam Cao không hề bôi nhọ nông dân mà trái lại đã đi sâu vào nội tâm nhân vật dể phát hiện và khẳng định nhân phẩm của họ, ngay trong khi họ bị xã hội cướp đi cả nhân hình, nhân tính (Từ điển Văn học tập I). Nhà văn đã soi rọi ánh sáng của tình yêu thương vào tận đáy tâm hồn đen tối của con quỷ dữ làng Vũ Đại.

2. Trong một đêm say, hắn gặp thị Nở. Những phẩm chất của người nông dân lao động tiềm tàng sâu trong con người hắn bất chợt được khơi dậy. Tình yêu thương mộc mạc cộng với sự chăm sóc giản dị của người con gái xấu xí ma chê quỉ hờn đã đánh thức lương tri trong Chí. Suốt năm ngày đêm cả hai đều chìm đắm trong men say của tình yêu. Tỉnh rượu, Chí chợt bâng khuâng. Sau bao năm, lần đầu tiên Chí phát hiện ra những âm thanh rộn ràng của cuộc sông xung quanh: từ tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói lao xao của mấy người đàn bà đi chợ bán vải về, đến tiếng anh thuyền chài mái chèo đuổi cá. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi náo nức, thiết tha của cuộc sông đã vang lên rộn ràng trong tâm hồn vừa được khơi dậy của Chí. Cái ước mơ bình dị ngày nào “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải” bỗng dưng trở lại với Chí. Dưới ánh sáng của tình yêu, thị Nở bỗng trở thành một người đàn bà có duyên, cũng biết lườm yêu, biết e lệ, thẹn thùng, biết “ngưỡng ngượng mà thinh thích” khi nghe hai tiếng vợ chồng. Cũng là lần đầu tiên Chí thảnh thốt nhận ra “mình đã ở bên kia dốc cuộc đời”, hướng về tuổi già sắp tới, hắn run sợ trước cảnh huống “ốm đau, rét mướt, cô dộc”, sự cô độc là đáng sợ nhất.

Cũng may mà thị Nở đã mang bát cháo hành tới, nếu không chắc là hắn đã khóc. Tình yêu của thị Nỏ đã mở đường cho Chi Phèo trở lại làm người: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao... Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không được”. Và hắn nói: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ!”. Lúc này, nội tâm của Chí đã bừng tỉnh, lương tri của hắn đã trỗi dậy mà thôi thúc tình cảm hấn. Hắn thật sự muôn “thế này” nghĩa là muốn sông như một con người đúng nghĩa.

3. Nhưng “con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa được hé mở ra thì đã bị đóng sầm lại!’’. Chí Phèo hi vọng thị Nở sẽ là cái cầu nối đưa hắn trở về với cuộc đời. Nhưng bà cô của thị Nở đã ngăn chặn. Cũng như mọi người dân làng Vũ Đại khác, bà đã quen coi Chí là một thằng lưu manh, hơn thế nữa là một con quỷ dữ. Rồi cả thị Nở, người đàn bà mà hắn đặt trọn lòng hi vọng đó nghe lời bà cô cũng “dướn cái môi vĩ đại mà ném vào hắn bao lời chửi mắng”. Như thế, Chí Phèo thật sự rơi vào một bi kịch tinh thần đau đớn. Hắn đã bị xã hội cự tuyệt quyền làm người, Chí Phèo lại uống rượu trong nỗi tuyệt vọng tột cùng, “hắn ôm mặt khóc rưng rức”.

Đau đớn, xót xa, bế tắc, Chí Phèo xách dao, miệng dọa: “Đi giết cả nhà con đĩ Nở”, nhưng chân lại bước tới nhà bá Kiến đâm chết lão rồi tự sát. Chí đã chết khi cánh cửa cuộc đời đã đóng chặt trước mặt anh không cho anh trở lại. Không chấp nhận được cuộc sống thú vật trước đó và thấm thìa tội ác của kẻ đã cướp đi quyền làm người của mình, Chí đã đòi quyền làm người, giết chết kẻ thù và sau đó kết liễu đời mình. Câu hỏi cuối cùng của Chí: “Ai cho tao làm người lương thiện'? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?” là một câu hỏi đầy phẫn uất, đau đớn, day dứt não lòng người đọc bao thế hệ sau!

Hình tượng bá Kiến

Bá Kiến là một tên cường hào địa chủ cáo già tiêu biểu cho bọn địa chủ cường hào ở làng xã của đồng bằng Bắc bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Hắn đã dựa vào bộ máy thông trị của thực dân Pháp để đàn áp nông dân, đẩy Chí Phèo vào nhà tù chỉ vì ghen tuông vô cớ.

Ngoài ra, bá Kiến còn dùng nhiều thủ đoạn tàn ác khác để cắm đất, cắm nhà, xúi giục bọn lưu manh đến đốt nhà, ức hiếp nông dần nghèo khổ.

Hắn hất sức thâm hiểm biết “mềm nắn rắn buông”, xử nhũn với kẻ thù, biến kẻ thù thành tay sai đẵc lực để trừ khử đối thủ của mình.

Để xây dựng nhân vật điển hình này, Nam Cao chỉ cần chú ý miêu tả một vài chi tiết đặc sắc về ngoại hình của hắn như giọng quát rất vang, tiếng cười “Tào Tháo”. Còn lại nhà văn đã tập trung lột tả tâm hồn đen tôi, đầy thủ đoạn tàn ác, xảo quyệt và thâm độc của hắn.

4. Đặc sắc nghệ thuật

Nam Cao đã khéo sử dụng một lối văn linh hoạt sinh động, giản dị và trong sáng, rất gần với khẩu ngữ quần chúng, ấm nồng hơi thở của đời sống. Giọng điệu trong truyện này luôn biến hóa không chút đơn điệu. Cách trần thuật của nhà văn là có nhiều giọng điệu đan xen nhau. Chí Phèo không những được kể bằng ngôn ngữ của tác giả mà còn bằng cả ngôn ngữ của các nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác. Nhiều lúc, người đọc tưởng như Nam Cao đã nhập thân vào nhân vật. Nhiều đoạn là lời kể của nhà văn mà người đọc lại có cảm tưởng như những đoạn bộc bạch, đối thoại nội tâm của nhân vật.

Ai cũng đồng ý rằng Chí Phèo là đỉnh cao không những về tư tưởng mà còn về nghệ thuật của sự nghiệp văn học của Nam Cao và của nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ.

Viết bình luận