Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đâu tranh giành độc lập dân tộc, thông nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người còn là danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn.

2. Hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến nhiều khó khăn, gian khổ

3. Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, một bài viết bằng chữ Hán, một bài bằng chữ Quốc ngữ, đều thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước thiết tha và phong thái ung ung, lạc quan của Bác.

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Hai bài Cảnh khuya Rằm tháng giêng được lâm theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng, vần ở cuối câu thơ (vần chân); các câu 1, 2,4 hiệp vần với nhau.

2. Hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cô thụ, bóng cây lại in (lồng) những khoảng sáng xuống mặt đất như hoa. Một không gian rộng lớn, thơ mộng; một âm thanh trong trẻo, dịu dàng và vui vẻ của thiên nhiên.

3. Hai câu thơ cuối của bài cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Trong tâm hồn nghệ sĩ, Bác thấy cảnh đẹp như tranh vẽ. Đồng thời Bác vẫn lo lắng vận mệnh của đất nước. Hai từ chưa ngủ được lặp lại ở hai câu thơ. Một lần chưa ngủ như là để ngắm trăng. Một lần chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Nhưng nguyên nhân chủ yếu của chưa ngủ là lo nỗi nước nhà.

Sự lặp lại như vậy nhấn manh tâm trạng lo lắng cho vận mệnh đất nước của Bác. Vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước nên Người chưa ngủ. Vì chưa ngủ nên Người chứng kiến cảnh đẹp tuyệt vời của trăng rừng, âm thanh của tiếng suối trong trẻo như tiếng hát.

4. Không gian trong bài Rằm tháng giêng là một không gian rộng lớn. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Cách tả không gian từ gần tới xa, từ thấp lên cao: sông, nước, trời... Ba lần lặp lại chữ xuân, như nối liền, như bao trùm, như trải rộng làm cho khí sắc mùa xuân tươi đẹp thấm đượm cảnh vật.

5. Bài thơ Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) gợi nhớ câu thơ trong bài Phong kiều dạ bạc của Trương Kế: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. Câu thơ trong bài "Nguyên tiêu": Dạ bán quỵ lai nguyệt mãn thuyền, cả hai câu thơ đều nói về thời gian khuya (dạ bán), đều nói về con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, một bên là tiếng chuông như người khách đến thăm con thuyền đỗ bến. Còn trong thơ Bác, ánh trăng chan chứa như đầy cả con thuyền đang trở về.

6. Hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giềng được viết tại Việt Bắc, khi mà cuộc kháng chiến gặp muôn vàn khó khăn. Tuy thế, Bác vẫn rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà trong ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Có lo lắng cho đất nước, nhưng cũng không vì thế mà hững hờ hay từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều đó nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

7. Trăng trong bài thơ Cảnh khuya là trăng sáng dãi lên ngọn cây cổ thụ, rồi in bóng lên mặt đất. Trăng được nhân hoá, như lồng bóng vào cổ thụ, để tạo ra bóng lồng (in) hoa trên mặt đất. cảnh vật núi rừng hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng: cảnh khuya như vẽ. Thêm vào đó, tiếng suốiđêm khuya lại trong trẻo, ngân nga như tiếng hát, càng tạo cho đêm trăng vẻ đẹp thơ mộng.

Trăng trong bài Rằm tháng giêng là trăng mùa xuân, không khí và hương vị mùa xuân, cảnh trăng ở đây là trăng trên sông nước, có con thuyền thấp thoáng trong sương khói, đặc biệt là ánh trăng lồng lộng, tràn đầy cả con thuyền nhỏ.

III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Một số câu thơ Bác Hồ viết về cảnh vật thiên nhiên và ánh trăng:

- Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay.

(Cảnh rừng Việt Bắc)

- Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.

(Tin thắng trận)

Viết bình luận