Soạn bài: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Để có thể làm tốt bài văn biểu cảm, các em cần phải biết cách lập ý. Dưới đây là một số cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

Đoạn văn của Thép Mới viết về cây tre Việt Nam trên con đường đi tới tương lai của đất nước. Tác giả đã hình dung, tưởng tượng, đã nghĩ tới cảnh ngày mai khi đất nước ta "sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa". Và tới khi đó, tác giả vẫn thấy "trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi". Đây cũng là một cách đưa ý vào nội dung bài viết và đồng thời cũng là cách để người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với đối tượng.

Cách lập ý như trong đoạn trích này là cách lập ý theo kiểu liên hệ hiện tại với tương lai.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiên tại

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường nghĩ về con gà đất - một thứ đồ chơi dân gian, gắn bó với tuổi thơ - như một kỉ niệm không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình. Tác giả vừa hồi tưởng những năm tháng tuổi thơ được say mê chơi con gà đất, vừa suy ngẫm về hiện tại và nhận ra rằng "những thứ đồ chơi trẻ con thời ấy rất hấp dẫn bởi chính tính mong manh của chúng". Chính những thứ đồ chơi ấy đã đi theo suốt cuộc đời tác giả và trở thành những cái không thể nào quên và dường như "những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn". Cách viết như vậy, một mặt vừa nối liền được quá khứ với hiện tại, vừa trình bày được sự vận động trong suy nghĩ, trong nhận thức của tác giả; mặt khác lại vừa bộc lộ được tình cảm của người viết đốì với đối tượng trình bày.

Cách lập ý như vậy được gọi là cách lập ý theo kiểu gắn sự hồi tưởng về quá khứ với những suy nghĩ về hiện tại.

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

Việc tưởng tượng ra những tình huống hay nêu ra một mong muốn, khát khao của mình cũng là một cách để trình bày ý, để bộc lộ cảm xúc trong văn biểu cảm.

Trong đoạn trích Những tâm lòng cao cả, nhờ việc tạo ra được tình huống tưởng tượng mà tác giả đã trình bày hết được những suy nghĩ thầm kín, những tình cảm kính họng, yêu quý của mình đốì với cô giáo. Còn trong đoạn trích Mõm Lũng Cú tột Bắc, nhờ việc liên tưởng tới hai vùng đất cực bắc và cực nam của Tổ quốc mà tác giả Nguyễn Tuân đã thể hiện được rõ ràng, cụ thể tình yêu Tổ quốc và khát vọng thống nhất đất nước của mình.

Có thể khẳng định, nhờ cách viết như vậy mà mạch văn trong bài viết trở nên liên tục, tự nhiên, tránh được sự gượng gạo, khiên cưỡng và việc bộc lộ tình cảm nhờ đó cũng tăng được tính chân thật.

II - HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Tìm hiểu các đề bài

Các em có thể lựa chọn một trong bốn đề bài trong SGK để viết bài tập lảm văn. Khi chọn đề nào, cần tìm hiểu kĩ đề bài đó.

2. Tìm ý, lập dàn bài

Dựa vào việc chọn đề bài nào, các em sẽ tìm ý và lập dàn bài cho phù hợp với đề bài đó. Dưới đây là những gợi ý cho một vài đề bài.

* Đề: Cảm xúc về vườn nhà.

a) Mở bài

Giới thiệu khu vườn định nói tới.

b) Thân bài

- Những nét chung về khu vườn: vị trí vườn, lớn hay nhỏ, có được rào không, có luống không...

- Những nét cụ thể: trồng những loài cây gì, các cây trong vườn có những nét riêng gì, điểm gì là nổi bật nhất của khu vườn...

- Thu hoạch trên khu vườn như thế nào? Hoa trái bốn mùa ra sao?

- Sự chăm sóc vườn cây của em và gia đình.

c) Kết bải

- Suy nghĩ và cảm xúc của em về vườn nhà.

* Đề: Cảm xúc về con vật nuôi.

a) Mở bài

Giới thiệu con vật nuôi và tình cảm của mình đối với con vật đó.

b) Thân bải

- Hoàn cảnh xuất hiện của con vật trong gia đình.

- Cuộc sống của con vật trong những ngày đầu ở gia đình.

- Sự gần gũi, chăm sóc của em đối với con vật.

- Thái độ và tình cảm của con vật đốì với em.

- Tình cảm của em đối với con vật.

c) Kết bài

Suy nghĩ của em về con vật.

Viết bình luận