Soạn bài: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

- Bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện :

+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.

+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.

+ Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá (nâng cao so với ý kiến đánh giá ở Mở bài).

- Cần thể hiện sự cảm thụ riêng đối với tác phẩm.

II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Tìm hiểu đề bài

a) Các vấn đề nghị luận

Đề 1. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương).

Đề 2. Diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng.

Đề 3. Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.

Đề 4. Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi phải làm khác nhau :

- Suy nghĩ : Tự mình đề ra một số nhận xét rồi làm sáng tỏ (Có thể dùng các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận).

- Phân tích : Phân, tích một vài yếu tố để đi đến nhận xét (Thao tác phân tích là chính).

2. Các bước làm bài

Chú ý : Cùng là ý khái quát, nhận định chung nhưng ở Mở bài khác ở Kết bài. Mở bài nên đánh giá ngắn gọn, gợi mở ; Thân bài nêu những nhận định đầy đủ, tổng hợp hoặc liên hệ (đến cuộc sống, đến các tác phẩm khác).

3. Luyện tập

Suy nghĩ về nhân vật lão Hạc (viết Mở bài và một đoạn Thân bài). Ví dụ Mở bài:

Truyện lấy tên Lão Hạc, những tưởng tác giả chỉ trình lên mặt giấy một “biên niên sử" dày dặn của lão một cách khách quan để rồi hình tượng ấy sẽ nói với người đọc những gì cần nói là xong (đó cũng là cách thường gặp). Nhưng đọc truyện, ta thấy phần để cho lão Hạc tự nói, suy nghĩ; hành động ít hơn nhiều so với phần hoạt động nói năng, suy nghĩ của ông giáo - nhân vật tôi - người krrt chuyện. Thế mà thân phận lão Hạc cứ rõ mồn một, nhức nhối như cứa vào tâm can độc giả.

(Văn Giá)

Ví dụ một đoạn Thân bài:

Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật giữa hai toạ độ nhìn khác nhau : vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về việc nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò truyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyên sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ này, Nam Cao đã thật cao tay - ông đưa ra một sự hiểu lầm thật sự bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông “lật tẩy" sự việc làm cho người đọc thoả mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn : lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến lúc chết.

(Văn Giá)

Viết bình luận