Soạn bài: Các thao tác nghị luận

I. Khái niệm

- Từ thao tác được dùng với ý nghĩa để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.

- Thao tác nghị luận cũng là một loại thao tác, vì vậy, cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về động tác, trình tự kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật.

Tuy nhiên, trong thao tác nghị luận, các động tác đều là hoạt động của tư duy và được làm để nhằm mục đích cuối cùng là thuyết phục người nghe (người đọc) nghe theo ý kiến bàn luận của mình.

II. Một số thao tác nghị luận cụ thể

1. Ôn lại các thao tác...

a)

Tên thao tác

Bản chất của thao tác

Tác dụng của thao tác

Phân tích

Chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố).

Để xem xét một cách cặn kẽ, kĩ càng hơn.

Tổng hợp

Đem các phần (bộ phận), các mặt (phương diện) các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất.

Để xem xét.

Quy nạp

Từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

 

Diễn dịch

Từ tiêu đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

 

b. Ở dẫn chứng rút từ lời Tựa “Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức Lương đã dùng thao tác phân tích nhằm chia một nhận định chung ra thành các mặt riêng biệt, để làm rõ nguyên nhân vì sao thơ ca xưa không truyền lại đầy đủ được đến thời đại bấy giờ.

Còn ở dẫn chứng Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Từ câu 1 sang câu 2, Thân Nhân Trung cũng dùng thao tác phân tích để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước. Nhưng từ hai câu đầu sang câu thứ ba thì thao tác đã chuyển từ phân tích sang diễn dịch. Tác phẩm chân thực, mới mẻ, bổ ích giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

- Tác giả muốn chứng minh: “Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp tục nhiều thành tựu của văn hóa dân gian, văn học dân gian”.

- Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã dùng thao tác nghị luận chủ yếu là phân tích. Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ. Đến lượt nó, mỗi bộ phận nhỏ lại được phân chia thành những bộ phận nhỏ hơn nữa. Nhờ thế mà luận điểm của đoạn trích có thể được xem xét một cách chi tiết, kĩ càng, thấu đáo hơn.

Đến câu cuối của đoạn trích, tác giả lại chuyển sang quy nạp. Từ trường hợp riêng của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng lên thành chức năng cao quý của văn chương nghệ thuật. Nhờ thao tác đó mà tầm vóc tư tưởng của đoạn trích đã được nâng lên một mức độ cao hơn nhiều.

Bài tập 2

Có thể tham khảo đoạn trích sau:

“Chúng ta biết Nguyễn Du viết Truyện Kiều là dựa theo quyển Kim. Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Riêng trong đoạn này (đoạn Trao duyên - NBS), ngòi bút Thanh Tâm Tài Nhân cũng có những nét thiết tha. Trong bức thư để lại cho Kim Trọng, nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân có lời dặn “Ngày sau, chàng cùng em thiếp đốt hương, gảy đàn, đọc ca, ngâm khúc, khói hương phảng phất, có gió lạnh như mưa tuyết đưa lại, tức là hồn thiếp đó. May mà chàng lấy chén nước chè rưới vào oan hồn của thiếp thì thiếp mang ơn nhiều lắm”.

Nhưng với Thanh Tâm Tài Nhân, Kiều chỉ hiện về trong gió. Nguyễn Du nhìn rõ Kiều hiện về như thế nào. Nguyễn Du thấy oan hồn của Kiều khi trở về vẫn mang nặng nỗi đau lời thề chưa trọn:

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Nguyễn Du còn cảm thấy tất cả cái u uất, cái cay cực của mảnh oan hồn trở về trong gió, biết chàng Kim ngồi đó, biết em Vân ngồi đó, mà âm dương cách trở, không được nhìn thấy mặt nhau, không sao nói được với nhau một lời cho thỏa.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Do đó, cũng một chén nước mà dưới ngòi bút Nguyễn Du thêm ý nghĩa, thêm tình nghĩa biết bao! Nói đây là nói với Thúy Vân, nhưng qua Thúy Vân, lời dặn này chính là lời dặn chàng Kim. Liền sau đó Kiều cũng không còn nói với Vân nữa. Kiều đã quên cả người đang ngồi với mình. Nàng như nói một mình:

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!

Rồi cuối cùng chuyển hẳn sang nói với người yêu vắng mặt:

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

Ăng-đơ-rô-mác, nhân vật của Ra-xin, một nhà viết kịch người Pháp thế kỉ XVII, cũng có lúc đang nói chuyện với Pia-ruýt, kẻ thù của chồng mình, bỗng quên hẳn Pia-ruýt, chuyển sang nói với Héc-to, người chồng đã khuất. Có thể nói, hai cây bút lớn đã gặp nhau vì cả hai đều nắm chắc những diễn biến có quy luật của lòng người, đều đi sâu vào tình cảm của người trong cuộc”.

(Theo Hoài Thanh, Nhân cảnh trao duyên trong “Truyện Kiều”,

trong Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

Viết bình luận