Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đỗ Phủ (712 - 770) sống cùng thời với Lí Bạch, là một trong số các nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Nếu như Lí Bạch thiên về cảm hứng lãng mạn thì Đỗ Phủ lại thiên về cảm hứng hiện thực.

2. Đây là một bài thơ được sáng tác theo lối cổ thể, hình thức không quá chặt chẽ như thơ cận thể (thơ Đường).

II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Bài thơ chia làm bốn phần, căn cứ vào nội dung cũng như hình thức cách quãng giữa các dòng thơ:

- Phần một (năm câu thơ đầu): gió thu cuốn mất ba lớp tranh của ngôi nhà

- Phần hai (năm câu thơ tiếp): bọn trẻ con cắp tranh đi mất.

- Phần ba (tám câu thơ tiếp): nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.

- Phần bốn (năm câu thơ cuối): ước mơ cao cả của nhà thơ.

Các sự việc, cảnh vật được miêu tả theo trình tự chặt chẽ: gió cuốn mất các tấm tranh -> trẻ lấy mất những, tấm tranh —> ngôi nhà bị mưa dột, mọi người đều khổ sở —> từ nỗi khổ tột cùng, vút lên ước mơ cao cả.

Bài thơ có 4 khổ tương ứng với bốn nội dung nêu trên. Các khổ 1, 2, 4 gồm năm câu (một hiện tượng hiếm thấy trong thơ cổ Trung Quốc). Khổ 1 và khổ 2 có yếu tố tư sự, kể tóm tắt sư việc kết hợp với miêu tả. Khổ 4 biểu hiện trực tiếp những ước mơ. Riêng khổ 3 dài hơn, gồm tám câu, diễn tả nỗi khổ cực vô hạn, kéo dài suôt đêm.

Phần bốn là phần biểu cảm trực tiếp. Có lẽ để diễn đạt những tâm tư, tình cảm và khát vọng nên số chữ trong mỗi câu ở phần 4 lại dài hơn các phần khác.

Cách phân chia số chữ trong câu và số câu trong đoạn như vậy chứng tỏ Đỗ Phủ là người không quá câu nệ về mặt hình thức. Ông có thể thay đổi số chữ trong câu cũng như số dòng trong đoạn để cho phù hợp với yêu cầu diễn tả nội dung.

2. Các phương thức biểu đạt trong từng đoạn thơ:

Phương thức biểu đạt

Miêu

tả

Tự

sự

Biểu cảm trực tiếp

Miêu tả - tự sự

Miêu tả - biểu cảm

Tự sự - biểu cảm

Tự sự - miêu tả - biểu cảm

Phần một

 

 

 

X

 

 

 

Phần hai

 

 

 

 

 

X

 

Phần ba

 

 

 

 

X

 

 

Phần bốn

 

 

X

 

 

 

 

3. Những nỗi khổ của nhà thơ:

Những nỗi khổ của nhà thơ được thể hiện trong toàn bài. Có nỗi khổ về vật chất, nỗi khổ về tinh thần, có nỗi khổ vượt lên trên nỗi khổ của một cá nhân, một gia đình để bao quát cả một xã hội, một thời đại.

- Đoạn thứ nhất nêu một nguyên cớ.

- Đoạn hai có nỗi khổ tâm khi thấy trong thời loạn lạc, trong cảnh đói khổ, ngay cả trẻ con cũng thay đổi tính tình. Điều cần chú ý ở đây là thái độ của tác giả khi thây đám trẻ con ăn cắp tranh. Ông không giận dữ, không đánh đuổi bọn trẻ, ông chỉ kể lại sư việc với một nỗi buồn thấm thía. Có lẽ ông hiểu hơn ai hết, bọn trẻ sở dĩ làm như thế vì chính chúng cũng đang lâm vào cảnh khôn khổ của thời chiến tranh loạn lạc.

- Đoạn ba miêu tả khá cặn kẽ, chi tiết nỗi khổ của cả gia đình trong đêm mưa. Đêm tôi mù mịt, nhà dột, chăn nát..., cơn mưa kéo dài suốt đêm như không bao giờ dứt (trong bản dịch là ba tiếng mưa,, mưa, mưa nốì liền nhau). Cơn mưa dai dắng càng làm cho nỗi khổ thêm chồng chất.

Nhưng Đỗ Phủ không chỉ nghĩ đến nỗi khổ của cá nhân hay gia đình ông. Vượt lên trên đó là nỗi khổ của bao người trong cảnh chiến tranh, loạn lạc, là nỗi ưu tư của nhà thơ về cuộc đời, thời thế.

4. Nếu chỉ xét ba khổ thơ đầu thì đây cũng đã là một bài thơ hay. Hay ở nghệ thuật miêu tả, ở nỗi ưu tư thời thế của một nhà thơ hiện thực lớn. Nhung khổ thơ cuối đã chắp cánh cho thơ, đưa bài thơ lớn vượt lên trên những vẻ đẹp thường ngày. Nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ đã trở thành tấm gương phản chiếu nỗi khổ của muôn người, muôn nhà. Đó còn là vẻ đẹp của một tâm lòng cao cả, ước mơ của nhà thơ muốn có một ngồi nhà rộng muôn ngàn gian tuy có màu sắc ảo tưởng nhưng rất đẹp đẽ bởi đó là tình cảm vị tha, sẵn sàng hi sinh cả lợi ích của bản thân vì hạnh phúc chung. Một người đang sống trong cảnh khổ cực vẫn có thể vượt lên trên nỗi khổ của mình, của gia đình mình mà nghĩ đến muôn người, muôn nhà.

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Muốn đọc diễn cảm hai đoạn cuối, cần đọc kĩ các chú thích trong SGK, ngắt nhịp đúng, thể hiện tâm trạng của nhà thơ.

2. Bâi ca nhả tranh bị gió thu phá thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ đồng thời đó cũng là nỗi thống khổ của tất cả kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Có lẽ vì thế, nó mãi còn lay động niềm trắc ẩn của độc giả hàng trăm, hàng nghìn năm.

Viết bình luận