Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng

I. TÁC GIẢ

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858): tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 41 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên và được bồ làm quan. Tuy văn võ toàn tài nhưng Nguyễn Công Trứ gặp nhiều thăng trầm trên đường công danh, hoạn lộ.

Quan tâm đến cuộc sông đói nghèo của người dân, ông chủ trương khai hoang để cho dân có ruộng cày, lấn biển di dân lập ra hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn. Vì vậy, vùng này đã lập sinh từ đế thờ ông ngay khi ông còn sống.

Về sáng tác, ông là người viết hầu hết bằng chữ Nôm. Thơ văn để lại gồm trên 50 bài thơ, trên 60 bài hát nói và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú cùng một số câu đối Nôm thâm thúy.

II. XUẤT XỨ, CHỦ ĐỀ

Bài ca ngất ngưởng được Nguyễn Công Trứ sáng tác vào năm 1848, là năm nhà thơ cáo quan về hưu, sống một cuộc đời tự do thoải mái. Không phải vì đã rời bỏ chức phận triều đình mà thật ra bản chất của Nguyễn phong cách sống khác đời, tự do, phóng đạo đức phong kiến, trên cơ sở sự tự ý thức về tài năng, phẩm chất và giá trị bản thân mình.

Bài ca ngất ngưởng làm theo thể hát nói, một thể điệu phố biến của ca trù. Theo Lưu Trọng Lư nhận xét trên báo Tràng An số 107 năm 1943: thể hát nói “nhờ phép thần của Nguyễn Công Trứ đã thành một thể cách hoàn toàn Việt Nam rất thích hợp với những diễn xuất hùng mạnh”. Nguyễn Công Trứ là người làm hát nói nhiều nhất. Đề tài và nội dung trong các bài hát nói của ông cũng rất đa dạng và phong phú: tình yêu, chí nam nhi, đồng tiền, nhân tình thế thái, sự ẩn dật, sự ăn chơi hưởng lạc.

Một bài hát nói thông thường gồm hai phần: phần mưỡu và phần hát nói. Phần mưỡu thường là mấy câu lục bát đặt ở đầu hoặc cuô'i bài hát nói. Mưỡu ở đầu bài hát nói gọi là mưỡu tiền, ở cuối bài gọi là mưỡu hậu. Phần hát nói nếu đúng khố (chính thể) gồm 11 câu, khổ 1 và khố 2 mỗi khổ 4 câu, khổ thứ ba 3 câu. Nếu biến thế thì có loại đôi khổ (dài hơn đủ khổ); có loại phiếu khố (ngắn hơn đủ khổ).

Về số chữ trong câu thì không có hạn định dài ngắn cũng được. Có câu 3, 4 chữ nhưng cũng có câu 13, 14 chữ.

Về vần và thanh trong bài hát nói cũng rất phong phú có đủ cả vần chân và vần lưng. Chính các thanh bằng và trắc đã tạo nên âm hưởng và nhạc điệu cho thể thơ này.

III. BỐ CỤC

Bài ca ngất ngưởng có thể chia làm 2 đoạn:

1. Sáu câu đầu: Tự thuật về cuộc đời thi thố tài năng.

2. Những câu còn lại: Giãi bày cách sống ngất ngưởng khác thường của nhà thơ.

IV. PHÂN TÍCH

Nguyễn Đình Chú trong sách Văn 11, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1991 đã định nghĩa từ ngất ngưởng trong Bài ca ngất ngưởng“nhằm để diễn tả một tư thế, một thái độ, một tinh thần, một con người vươn lên trên thê tục, sống giữa mọi người mà dường như không nhìn thẩy ai, đi giữá cuộc đời mà dường như chỉ biết có mình, một con người khác đời và bất chấp mọi người”.

1. Kể cả tên bài, trong Bài ca ngất ngưởng có đến năm lần nhà thơ dùng từ ngất ngưởng.

Ai cũng biết Nguyễn Công Trứ, tác giả bài này vô'n là con người có một cá tính độc đáo, nổi bật khác người. Đó là cá tính ngông. Có điều là nhà thơ ngông nghênh, ngất ngưởng, khinh đời, ngạo nghễ trên cơ sở của sự nhận thức rõ rệt về tài năng, phẩm chất và giá trị của bản thần mình.

2. Cuộc đời thi thố tài năng của nhà thơ

Trong sáu câu đầu, Nguyễn Công Trứ đã tự ghi lại những sự kiện trong cuộc đời của mình một cách chân thành, sinh động và độc đáo. Mở. đầu là một câu chữ Hán thể hiện triết lí sống mãnh liệt mà nhà thơ đã theo đuổi kiên trì và hăm hở:

Vũ trụ nội mạc phi phân sự

Nghĩa là mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không là phận sự của ta. Ý thơ này ông đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều bài thơ khác nhau. Vũ trụ chức phận nội nghĩa là việc trong vũ trụ là phận sự của ta (Gánh trung hiểu).

Vũ trụ giao ngô phận sự nghĩa là những việc trong vũ trụ đều thuộc phận sự của ta (Luận kẻ sĩ).

Tiếp đó, nhà thơ trực tiếp nói về mình, Nguyễn Công Trứ đã tự xung đanh. Sau đó nhà thơ cũng tự khẳng định mình là người “tài bộ” xếp vào hàng toàn tài của vũ trụ.

Ổng Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng dốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Hi Văn là biệt hiệu của Nguyễn Công Trứ. Sau khi tự gọi tên mình, tự khẳng định “tài năng lỗi lạc xuất chúng” của mình, nhà thơ đã liệt kê các học vị, các chức vụ mà mình đã trải qua. Trước tiên là học vị Thủ khoa sáng chói, nối tiếp là những chức vụ Tham tán, Tống đốc Đông, Phủ doãn Thừa Thiên. Phủ doãn Thừa Thiên là chiến tích “lúc binh Tây, cờ dại tướng’’. Với những câu thơ dài ngắn khác nhau, với iối dùng điệp từ “khi có khi” cộng với một hệ thông từ ngữ Hán Việt sáu câu thơ đầu đã thể hiện được cảm hứng tự hào, tự khẳng định mình của một con người mà cả cuộc đời đem tất cả sở tồn làm sở dụng (đem tất cả chí bình sinh của mình ra cống hiến cho đời). Cách ngắt nhịp (3 - 3.4 - 3 - 2) ở các câu 3, 4 làm nên một giọng điệu hào hứng khác thường.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược dã nên tay ngất ngưởng.

3. Giãi bày cách sống ngất ngưỏng khác thường

Phần còn lại của bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã tự tái hiện hình ảnh mình trong lối sống “ngất ngưởng” khác đời sau khi đã “đô môn giải tổ":

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng deo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trăng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt củng nực cười ông ngất ngưởng.

Có sự đối lập nhau gay gắt trong cùng một nhân cách của nhà thơ: đạc ngựa lại đeo cho bò vàng, tay kiêìn cung mà nên dạng từ bi, viếng cảnh chùa chay tịnh và thoát tục mà lại có “gót tiên theo đủng dỉnh một đôi di”... Chính sự đôi lập này đã tạo nên một ấn tượng mãnh liệt về sự khác thường của “ông ngất ngưởng”. Cái đặc sắc của những câu thơ trên nằm ở tính chân thực, nghĩa là xuất phát từ chính cuộc đời có thật của nhà thơ. Nguyễn Công Trứ vốn là một người tài đức vẹn toàn, lập nhiều công tích lớn với vua, với nước, đã từng giúp dân trị thủy, khai hoang được dân lập sinh từ thờ cúng. Ý thức được tài năng xuất chúng của mình, nhà thơ có một triết lí sống riêng. Đó là cái triết lí sống thỏa chí mình. Trước hết sống cho thỏa chí mình (chí làm trai hay chí nam nhi như nhà thơ vẫn gọi) là phát huy hết mức tài năng đế phò vua giúp nước. Sau thi thố tài năng nghĩa là làm trọn phận sự của mình rồi thì tự cho phép mình được hưởng thú tiêu dao, hành lạc. Nguyễn Công Trứ quan niệm: “Cuộc hành lạc chơi đâu là lãi dẩy”. Bởi vậy, nhà thơ chẳng bận tâm chi đến chuyện được mất khen chê. Các thứ đó ông bỏ cả ngoài tai để mình mặc tình sông những tháng ngày thảnh thơi vui thú:

Được mất dương dương người thái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn dông phong.

Hai câu thơ tiếp theo ngắt nhịp dồn dập, liệt kê các thú vui riêng và cách sống độc đáo của Nguyễn Công Trứ:

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Ba từ không liên tiếp được lặp lại thể hiện sự tự do không hề bị ràng buộc bởi một thế lực tinh thần nào của nhà thơ. Đúng là Nguyễn Công Trứ đang tiêu dao ngày tháng như một kẻ sĩ tài hoa tài tử: “Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp. Trong thú yên hà mặt tình say”.

Phút này, nhìn lại toàn bộ cuộc đời mình, nhà thơ kết luận:

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn dạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Trái, Nhạc, Hàn, Phú là Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật là các bậc danh tướng trong lịch sử Trung Quốc. Tự xếp mình ngang hàng với những bậc anh tài đời Hán đời Tống, Nguyễn Công Trứ đã đĩnh đạc tự xếp vị thế của mình trong lịch sử, nhà thơ không chỉ tự hào về tài năng mà còn tự hào về khí tiết và đạo lí. Thật đúng như nhận xét của Trần Đình Sử, Nguyễn Công Trứ “nhập thế tục mà không vương tục, rong chơi mà vẫn trọn nghĩa vua tôi”.

Viết bình luận