Soạn bài: Bài 7 - Tình thái từ

I. TÌNH THÁI TỪ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÍNH THÁI TỪ

Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ và trả lời các câu hỏi:

1. Ở ví dụ (a) giả sử bỏ từ à thì câu không còn là câu nghi vấn nữa.

- Ở ví dụ (b) giả sử không có từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến nữa.

- Ở ví dụ (c) giả sử không có từ thay thì không tạo được câu cảm thán.

2. Ở ví dụ (d) từ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói.

Như vậy, à là từ để tạo lập câu nghi vấn, đi là từ để tạo lập câu cầu khiến, thay là từ để tạo lập câu cảm thán.

Ở câu 2, Em chào côEm chào cô đều là câu chào nhưng câu có thêm từ thể hiện tính lễ phép cao hơn.

Ghi nhớ:

- Tình thái từ là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:

  • Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hủ, hử, chứ, chằng...
  • Tình thái từ cầu khiển: đi, nào, với...
  • Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà...

II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ

Cách sử dụng tình thái từ:

- Bạn chưa về à?        (hỏi thân mật).

- Thầy mệt ?      (hỏi kính trọng).

- Bạn giúp tôi một tay nhé!   (cầu khiến, thân mật).

- Bác giúp cháu một tay !   (cầu khiến, kính trọng).

Ghi nhớ: Khi nói, khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm...)

III. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Trong các câu trên:

- Tình thái từ ở các câu: b, c, e, i.

- Không phải là tình thái từ ở câu: a, d, g, h.

Bài tập 2

Giải thích ý nghĩa các tình thái từ:

a) chứ:

nghi vấn, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi ít nhiều đã khẳng định.

b) chứ:

nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thề khác được.

c) lí:

hỏi với thái độ phân vân.

d) nhí:

thái độ thân mật.

e) nhé:

dặn dò, thái dộ thân mặt.

g) vậy:

thái dộ miễn cường.

h) cơ mà:

thái độ thuyết phục.

Bài tập 3:

Đặt câu với các tình thái từ

Khi đặt câu, học sinh cần phân biệt tình thái từ với quan hệ từ, tính thái từ đấy với chỉ từ đấy, tình thái từ thôi với động từ thôi, tình thái từ vậy với đại từ vậy.

Bài tập 4

Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp. Lưu ý khi đặt câu hỏi cần xác định hai thành phần ý nghĩa.

- Nội dung cần hỏi.

- Ý hỏi và sự thể hiện quan hệ giữa người hỏi và người tiếp nhận câu hỏi.

Bài tập 5

Một số tình thái từ trong tiếng địa phương. (Học sinh tự tìm).

Viết bình luận