Soạn bài: Bài 6 - Chữa lỗi dùng từ

I. LẶP TỪ

1. Ở ví dụ a, cần gạch dưới các từ: tre, giữ.

Ở ví dụ b, cần gạch dưới các từ: truyện dân gian.

2. Việc lặp từ tregiữ ở ví dụ a có khác việc lặp từ truyện dân gian:

- Ở ví dụ a, việc lặp từ thể hiện chủ tâm của người viết. Người viết dùng việc lặp từ như một biện pháp tu từ để nhấn mạnh ý. Đó là một cách viết có nghệ thuật làm cho lời văn hay hơn, diễn cảm hơn.

- Ở ví dụ b, việc lặp từ thể hiện sự vụng về của người viết.

3. Có thể sửa câu b như sau: "Em rất thích đọc truyện dân gian vì trong đó thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo".

II. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM

1. Trong câu:

a) "Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh" có từ dùng không đúng là thăm quan.

b) "Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.” có từ dùng không đúng là nhấp nháy.

2. Các lỗi trên có nguyên nhân là: người viết đã lẫn lộn các từ gần âm.

3. Cần sửa lại cho đúng:

a) "Ngài mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng của tỉnh".

b) "Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc".

III. LUYỆN TẬP

1. Lược bỏ từ trùng lặp (và cả các từ thừa) trong các câu sau:

a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

- Sửa lại: Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến bạn ấy.

b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

- Sửa lại: Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi rất thích những nhân vật trong đó vì họ đều có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

- Trong câu này chỉ dùng một trong hai từ trưởng thànhlớn lên (dùng trưởng thành thì bỏ lớn lên hoặc ngược lại). Vì trưởng thànhlớn lên có nghĩa tương tự như nhau.

2. Thay từ dùng sai bằng từ khác:

a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

Cần sửa linh động thành sinh động.

b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

Cần sửa bàng quang thành bàng quan.

(Bàng quang là cái túi chứa nước tiểu ở trong bụng, còn gọi là bọng đái; bàng quan là thờ ơ đứng ngoài).

c) Vùng này còn nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái.

Cần sửa thủ tục thành hủ tục.

• Thủ tục là cách thức làm việc theo một trật tự quen thuộc đã quy định, ví dụ: thủ tục xin nhập học.

• Hủ tục là những tục lệ đã quá lâu đời, quá xưa cũ, quá lỗi thời, (hủ là mục nát; tục là thói tục).

Nguyên nhân của việc dùng từ sai trên đây là do người viết đã lẫn lộn các từ gần âm.

Viết bình luận