Soạn bài: Bài 32 - Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo)

I. KIỂU CÂU:

Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định:

a) Cầu khiến

b) Trần thuật               

c) Nghi vấn

d) Nghi vấn

e) Cầu khiến

g) Cảm thán

h) Trần thuật

II. HÀNH ĐỘNG NÓI

Bài tập 1

Các câu đã cho thể hiện những hành động nói sau đây:

a) Bộc lộ cảm xúc

b) Phủ định

c) Khuyên

d) Đe dọa

e) Khẳng định

Chú ý rằng các hành động khẳng định, phủ định thuộc kiểu hành động trình bày; các hành động khuyên, đe dọa thuộc kiểu hành động điều khiển.

Bài tập 2

Các câu (b) và (d) là những câu nghi vấn được sử dụng nhằm thể hiện các hành động phủ định, đe dọa. Chúng ta cần nắm vững điều này để viết những câu phủ định đe dọa có hoặc không có hình thức nghi vấn.

Ví dụ: [nhà cháu đã túng lại phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên
mới lôi thôi như thế] chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu?

-> [nhà cháu đã túng lại phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế] chứ cháu không dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu!

III. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ

Bài tập 1

1. Từ rón rén có thể đặt ở sáu vị trí khác nhau trong câu:

a) Đứng đầu câu (trước chủ ngữ và vị ngữ)

Rón rén, chị Dậu bung một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm.

b) Đứng cuối câu, ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu phẩy Chị Dậu bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm, rón rén.

c) Đứng ngay sát trước động từ trung tâm của vị ngữ thứ hai:

Chị Dậu bưng một bát cháo lớn, rón rén đến chỗ chồng nằm.

d) Đứng ngay sát trước động từ trung tâm của vị ngữ thứ nhất:

Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm.

e) Đứng ngay sát sau động từ trung tâm của vị ngữ thứ nhất:

Chị Dậu bưng một cách rón rén bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm.

g) Đứng cuối câu nhưng không ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu phẩy:

Chị Dậu bưng bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm một cách rón rén.

Bài tập 2

Từ hoảng quá có thể có những vị trí sau đây:

a) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

b) Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

c) Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, hoảng quá, không nói được câu gì.

d) Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì, hoảng quá.

Bài tập 3

So sánh bốn cách sắp xếp vị trí của cụm từ hoảng quá:

- Ở vị trí đầu câu, hoảng quá là vị ngữ đảo tác dụng của cách sắp xếp trật tự như ở đây là nhấn mạnh trạng thái mà cụm từ hoảng quá biểu thị.

- Còn trong cả ba trường hợp còn lại, hoảng quá đều đóng vai trò vị ngữ, biểu thị trạng thái xảy ra đồng thời với các hành động để bát cháo xuống phản, lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

Viết bình luận