Soạn bài: Bài 31 - Luyện tập làm văn bản tường trình

I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT

1. Mục đích viết tường trình

Tường trình nhằm trình bày khách quan, chính xác sự việc đã xảy ra để người có trách nhiệm nắm được bản chất và có nhận xét, kết luận đúng đắn, hợp tình hợp lí.

2. Tường trình và báo cáo có gì giống nhau, có gì khác nhau

Tường trình và báo cáo giống nhau ở chỗ là văn bản của cấp dưới gửi cho cấp trên. Hai loại văn bản này khác nhau ở chỗ báo cáo thường là định kì, thường lệ, hoạt động bình thường, còn tường trình nhằm trình bày sự việc xảy ra có hậu quả nhằm trình bày thiệt hại và mức độ trách nhiệm để người có thẩm quyền giải quyết có cơ sở để kết luận vấn đề.

3. Nêu bố cục phổ biến của tường trình. Những mục nào không thể thiếu trong loại văn bản này? Phần nội dung tường trình như thế nào?

- Bố cục phổ biến của tường trình

Một văn bản tường trình cần có các mục sau đây:

a) Thể thức mở đầu văn bản tường trình:

Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải).

- Tên văn bản (ghi chính giữa).

BẢN TƯỜNG TRÌNH

(Về...)

- Người (cơ quan) nhận bản tường trình: Kính gửi:...

b) Nội dung tường trình: Người viết trình bày thời gian địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân về đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình nên khách quan, trung thực.

c) Thể thức kết thúc văn bản tường trình: Lời đề nghị hoặc cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.

Mục nào cũng rất cần thiết không thể thiếu. Nội dung tường trình phải trình bày rõ ràng các sự việc xảy ra với một thái độ hết sức khách quan.

II. LUYỆN TẬP

Bái tập I

Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống cho sẵn.

Tình huống b, c là sai. Tường trình được sử dụng trong các tình huống đã xảy ra gây hậu quả. Còn tình huống b, c là chỉ cần viết báo cáo.

Viết bình luận