Soạn bài: Bài 3 - Quá trình tạo lập văn bản

I. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN

1. Khi con người muôn thông tin một vấn đề gì đó (tri thức, tình cảm) thì người ta mới tạo lập vàn bản. Chẳng hạn, khi muôn cho ông bà biết về tình hình học tập, công việc làm ăn của gia đình hoặc hỏi thăm sức khỏe thì em mới viết thư cho ông bà.

3. Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cúi gì? Viết như thế nào? Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó cũng không thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải tìm ý và sắp xếp ý đế có một bố cục rành mạch, hợp lí, thế hiện đúng định hướng trên.

4. Chỉ có ý và dàn bài chưa phải là công việc cuối cùng của việc tạo lập văn bản. Người tạo lập văn bản còn phải làm công việc viết thành văn (hay còn gọi là lấp đầy văn bàn).

Việc viết thành văn ấy cần đạt các yêu cầu:

- Đúng chính tả                                        - Đúng ngữ pháp

- Dùng từ chính xác                                 - Sát với bố cục

- Có tính liên kết                                      - Mạch lạc

- Lời ván trong sáng

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là một loại sán phẩm. Và do đó, sau khi hoàn thành văn bản, cần dược kiểm tra lại xem có đúng hướng không, bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không.

II. LUYỆN TẬP

1. Tạo lập văn bản trong các tiết Tập làm văn.

a) Khi tạo nên các văn bản, bao giờ em cũng muôn nói một điều gì thật sự cần thiết.

b) Em phải quan tâm đến việc viết cho ai. Vì việc quan tâm ấy sẽ giúp em dùng từ, cách xưng hô... một cách thích hợp.

c) Trước khi viết bài, em phải lập dàn bài. Việc xây dựng bố cục giúp bài làm theo sát yêu cầu của đầu đề.

d) Sau khi hoàn thành bài văn, em phái đọc kiểm tra lại bài. Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết làm cho bài viết dạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức.

2. Một bạn cần báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị Học tốt của trường.

a) Nếu bạn chỉ toàn kế lại việc mình đã học thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.

Trường hợp này, bạn ấy đã không xác định đúng nội dung giao tiếp. Bạn không thể chi thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập. Bạn cần nói được, từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm gì đế giúp các bạn khác học tập tốt hơn.

b) Nếu bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói “thưa quý thầy cô” dể mở đầu mỗi doạn và lúc nào cũng xưng em:

Trường hợp này, bạn ấy dã không xác định đúng đô'i tượng giao tiếp. Bài báo cáo phải dược trình bày với học sinh chứ không phải với thầy tô, bạn phải nói “Thưa các hạn" và xưng tôi.

3. a) Để tạo lập một văn bản thì phải có bố cục (cũng như muôn xây nhà thì phải có bản thiết kế). Và bố cục của văn bản phải được thể hiện dưới dạng một dàn bài. Dàn bài là một bản kế hoạch chứ chưa là văn bản. Vì thế, dàn bài chỉ cần đủ ý, càng ngắn càng tốt, chưa bắt buộc phải viết thành những câu đúng ngữ pháp. Và những câu đó không nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau.

b) Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. Vậy, để phân biệt được mục lớn và mục nhỏ, biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa, dàn bài cần được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu được quy định chặt chẽ.

Thông thường, phần lớn nhất trong bài được kí hiệu bằng số La Mã, mục lớn nhất trong mỗi phần kí hiệu bằng chữ cái in hoa; các ý nhỏ hơn lần lượt được kí hiệu bằng chữ số thường, chữ cái thường, dấu hoa thị, gạch đầu dòng... Các ý ngang bậc phải được xếp thẳng hàng với nhau; ý càng nhỏ, càng phải viết lùi vào phía trong trang giấy.

Cụ thể như sau:

I. (Phần lớn nhất);

                A. (Mục lớn nhất)

                                1. (Ý nhỏ)

                                                a) (Ý nhỏ hơn)

                                                b)

                                2....

                                                a) ..

                                                b) ...

                B...

II ...

4. Thay mặt En-ri-cô viết thư cho bố:

Trước khi viết, các em nhớ làm một số công việc sau:

a) Định hướng văn bản:

Nội dung (viết cái gì): nói lên niềm ân hận vì trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ.

- Đối tượng (viết cho ai): viết cho bố.

- Mục đích (viết để làm gì): xin lỗi bố

b) Xây dựng bố cục:

Tham khảo bố cục sau:

I. Đầu thư

- Nơi viết, ngày... tháng... năm...

- Lời xưng hô.

II. Phần chính bức thư

- Lí do: muốn xin lỗi bố

- Kể lại việc lầm lỗi: cô giáo đến thăm — lỡ thốt lời thiếu lễ độ

- mẹ buồn...

- Niềm ân hận: sau khi đọc thư bố, ân hận - lòng ray rứt - giờ đã hiểu công lao mẹ, hiểu sự hi sinh của mẹ - con thật vô cùng đáng trách - thương mẹ vô cùng...

- Lời xin lỗi bố và lời hứa hẹn: mong bô' tha thứ lỗi lầm - hứa sẽ ngoan ngoãn hơn - sẽ làm việc đỡ đần cho mẹ và học giỏi hơn.

III. Cuối thư

- Chúc sức khỏe bố.

- Kí tên.

c) Diễn đạt thành văn bản:

Dựa vào bố cục, các em phát triển thành văn bản với những đoạn văn, câu văn.

d) Kiểm tra văn bản:

Sau khi viết xong, các em đọc lại để kiểm tra các lỗi về câu cú, xem có ý nào thiếu thừa ...

Viết bình luận