Soạn bài: Bài 29 - Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

I. Dấu chấm lửng

1. - Trong câu a, dấu chấm lửng được dùng để nói rằng: còn nhiều dẫn chứng khác nữa mà ở đây không thể kể hết.

- Trong câu b, dấu chấm lửng thể hiện lời nói bị ngắt quãng vì quá mệt và cũng vì quá sợ quan.

- Trong câu c, dấu chấm lửng được dùng để bày tỏ một ý hài hước.

2. Từ bài tập trên, ta có thể rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng: Dấu chấm lửng dùng để bày tỏ một điều còn chưa nói hết, bày tỏ lời nói ngập ngừng hoặc bị ngắt quãng hoặc bày tỏ một ý hài hước, bất ngờ.

Ghi nhớ: Dấu chấm lửng dùng để:

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở dang ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II. Dấu chấm phẩy

1. - Trong câu a, dấu chấm phẩy được dùng để phân ranh giới các vế câu trong một câu ghép.

- Trong câu b, dấu chấm phẩy được dùng để phân ranh giới các bộ phận của một phép liệt kê.

2. Dấu chấm phẩy được dùng để phân ranh giới các vế trong một câu ghép hoặc để phân ranh giới các bộ phận được trình bày theo phép liệt kê.

Ghi nhớ: Dấu chấm phẩy được dùng để:

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép hệt kê phức tạp.

III. Luyện tập

1. - Trong dẫn chứng a, dấu chấm lửng đặt sau lời: - “Dạ, bẩm...” thể hiện sự ngập ngừng pha với sự sợ hãi của người nói.

- Trong dẫn chứng b, dấu chấm lửng đặt ở cuối câu thể hiện lời nói bỏ dở vì không tiện nói hết.

- Trong dẫn chứng c, dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng khác nữa chưa liệt kê hết.

2. - Trong dẫn chứng a, dấu chấm phẩy dùng để phân cách hai vế câu trong câu ghép.

- Trong dẫn chứng b, dấu chấm phẩy dùng để phân cách hai vế câu trong câu ghép.

- Trong dẫn chứng c, dấu chấm phẩy dùng để phân cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

3. Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó có dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy:

Trăng đã lên. Ánh trăng bàng bạc tỏa xuống làm mặt sông Hương thêm rộng hơn, thơ mộng hơn. Thuyền từ từ lướt đi nhờ sức đẩy êm nhẹ của mái chèo. Tiếng nhạc dìu dặt nổi lên và lan xa trên mặt nước. Đó là tiếng đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, nhị, sáo... hòa vào nhau réo rắt, du dương. Rồi tiếng hát của các nữ ca sĩ trẻ cất lên: điệu lí hoài nam nghe vời vợi nhớ thương; điệu lý ngựa ô nghe rộn ràng tiếng vó câu; điệu hò Huế nghe xa vời sâu lắng một nỗi niềm non nước...

Viết bình luận