Soạn bài: Bài 28 - Ôn tập truyện và kí

1. Trong các bài từ 18 đến 22 và 25, 26, 27 chúng ta đã học các tác phẩm truyện kí hiện đại. Làm bảng thống kê theo mẫu sau:

Số
TT

Tên tác phẩm

Tác giả

Thể
loại

Đại ý

1

Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Trích
truyện

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhúng còn kiêu căng xốc nổi nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Dế Mèn rất ân hận và rút ra bài học về đường đời cho mình.

2

Sông nước
Cà Mau

Đoàn Giỏi

Trích
truyện

Đoạn văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau với vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã với chợ Năm Căn tấp nập, trù phú và độc đáo.

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện

Truyện kể về cô em gái có tài hội họa, có tình cảm trong sáng hồn nhiên, có tấm lòng nhân hậu đã làm cho người anh hay ghen tị hiểu ra mặt xấu của mình.

4

Vượt thác

Võ Quảng

Trích
truyện

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

5

Buổi học cuối cùng

An-phông- xơ Đô-đê

Truyện

Truyện đã thuật lại buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng đất An- dát bị quân Phổ chiếm đóng và qua đó đã làm nổi bật hình ảnh thầy Ha-men yêu nước, làm nổi bật chân lí: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, nếu họ vẫn giữ tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù".

6

Cô Tô

Nguyễn
Tuân

Bài kí miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cảnh sinh hoạt vui tươi của vùng đảo Cô Tô

7

Cây tre Việt Nam

Thép Mới


(Tùy
bút)

Bài văn làm nổi rõ sự gắn bó lâu đời của cây tre trong cuộc sống của người Việt Nam cùng những phẩm chất cao quý của cây tre trong sản xuất, chiến đấu: giản dị, cần cù, ngay thẳng, dũng cảm, kiên cường, bất khuất.

8

Lòng yêu nước

I.Ê-ren-bua


(Tùy
bút)

Bài văn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả và nhân dân Xô Viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc, đồng thời nêu bật lên một chân lí: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất... lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc".

9

Lao xao

Duy Khánh

Trích truyện

Bài văn kể và miêu tả thật cụ thể sinh động về các loài chim ở đồng quê. Qua đó ta thấy sự quan sát tinh tường, sự hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến quê hương của tác giả.

 

Tên tác phẩm

Thể
loại

Cốt truyện

Nhân
vật

Nhân vật kể chuyện

Dế Mèn phiêu lưu kí

Truyện

Dế Mèn tự kể.

 

+

Sông nước Cà Mau

Trích truyện

Đoạn này trích từ một cuốn truyện nhưng khi tách riêng ra lại có tính chất như một bài kí và ở đây không có cốt truyện.

 

 

Bức tranh của em gái tôi

Truyện

+

 

+

Vượt thác

Trích
truyện

Riêng đoạn trích chủ yếu là miêu tả nhân vật, không có cốt truyên .

.+
+

 

Buổi học cuối cùng

Truyện

+

 

+

Cô Tô

 

 

 

Cây tre Việt Nam

 

 

 

Lòng yêu nước

 

 

 

Lao xao

Trích
truyện

Đoạn trích chủ yếu là văn miêu tả các loài chim, không có cốt truyện.

 

+

Nhận xét:

- Qua bảng kê trên, ta thấy ở cả truyện và kí thường có chung yếu tố tự sự, tức là có miêu tả và lời kể.

- Trong các tác phẩm kí đã học đều không có cốt truyện, không có nhân vật.

3. Những tác phẩm truyện, kí đã học để lại cho ta những cảm nhận sâu sắc về đất nước và về cuộc sống con người.

Đất nước ta thật đáng yêu vì có nhiều cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp như vùng sông nước Cà Mau, đảo Cô Tô, cảnh làng quê nhiều chim chóc... Con người Việt Nam phải lao động và chiến đấu vất vả gian nan, nhưng chính trong sự gian nan đó họ lại tỏ rõ lòng dũng cảm kiên cường.

4. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật em thích nhất và nhớ nhất trong các truyện đã học:

Đoạn văn tham khảo

Trong các truyện đã học, tôi nhớ nhất và cũng yêu mến nhất nhân vật "cô họa sĩ nhí" trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh.

Cô bé ấy có cái tên thật hay: Kiều Phương nhưng lại được "ông anh đặt cho cái biệt danh là "Mèo" và cô cũng vui vẻ chấp nhận cái biệt danh tầm thường đó. Điều này chứng tỏ tính vô tư và hồn nhiên của cô. Cô không so đo, xét nét những chuyện mà cô cho là không quan trọng mà chỉ chú tâm vào ba việc: bí mật chế tạo các loại phẩm màu để vẽ và lặng lẽ quan sát mọi thứ xung quanh rồi lại lặng lẽ vẽ tranh. Cô bé có tài nhưng cũng chẳng biết là mình có tài và khi đã được một họa sĩ lớn tuổi khẳng định tài năng của mình,, cô vẫn chẳng kiêu căng, tự phụ mà vẫn hồn nhiên, ngây thơ như bản tính của cô.

Cô bé còn là một người tốt bụng, giàu lòng thương yêu mọi người trong gia đình. Cái "ông anh" bất tài của cô đã tỏ ra ganh ghét cô. Cô vẫn làm như không biết, vẫn luôn giữ thái độ gần gũi, ân cần. Cho đến khi bức tranh dự thi của cô được nhận giải thưởng thì "ông anh" có tính nhỏ nhen kia mới ngớ người ra, rồi thấy xấu hổ "vì người trong tranh chính là anh ta". Cô em đã vẽ anh ta không phải với bộ mặt cau có, khó chịu mà với bộ mặt thật dễ thương, hiền hòa và suy tư, mơ mộng. Điều đó thể hiện là sự rộng lượng và lòng nhân hậu của cô.

Ôi! Cô họa sĩ thật là đáng yêu, đáng trân trọng!

Tóm tắt:

Truyện có nhiều thể như: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết.... bao gồm nhiều thể như: kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự... Truyện hiện đại thường viết bằng văn xuôi.

Các thể truyện và các thể kí (như bút kí, kí sự, phóng sự) thuộc loại hình tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng kể và tả. Tác phẩm tự sự là câu chuyện về người hoặc sự việc nào đó được kể lại, miêu tả qua lời của người kể chuyện. Các yếu tố như cốt truyện, nhân vật, lời kể thường không thể thiếu được trong mỗi tác phẩm.

Viết bình luận