Soạn bài: Bài 24 - Hoán dụ

I. HOÁN DỤ LÀ GÌ ?

1. Trong các câu thơ:

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

Các từ ngữ: áo nâu chỉ nhân dân sống ở các miền quê

áo xanh chỉ công nhân làm ở các nhà máy.

nông thôn chỉ nhân dân ở các miền quê.

thị thành chỉ nhân dân sống ở các thành phố.

2. Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với các sự vật được chỉ có mối quan hệ gần gũi.

3. Tác dụng của cách diễn đạt này: Cách diễn đạt này có tác dụng gợi hình, gợi cảm hơn.

Tóm tắt:

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ

1. Em hiểu các từ ngữ in nghiêng dưới đây như thế nào?

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Bàn tay ta là một bộ phận của cơ thể được dùng để gọi toàn bộ cơ thể đó.

b) Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Một là con số chỉ số ít, chỉ sự đơn lẻ yếu ớt.

Ba là con số chỉ số nhiều, chỉ sức mạnh của đoàn kết.

c) Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Từ đổ máu là hình ảnh chỉ sự thương vong trong chiến tranh. Trong chiến tranh không phải chỉ có máu đổ mà còn có bom rơi, đạn nổ, có nhà cháy, tài sản bị tàn phá, nhiều người chết nhưng từ ngữ đổ máu đủ để nói lên sự phá hoại của chiến tranh.

2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, mộtba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

- Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị có quan hệ giữa bộ phận với toàn thể.  

- Giữa mộtba với số lượng mà nó biểu thị có quan hệ là: lấy số liệu cụ thể để nói về một điều trừu tượng là sức mạnh của đoàn kết.

- Đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị có quan hệ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật.

3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

Một số kiểu hoán dụ:

- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể, ví dụ: một cây bút (chỉ một người viết văn).

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, ví dụ: cả nước lên đường đánh giặc (thực ra không phải ai cũng đi đánh giặc, có người còn phải ở lại để tăng gia sản xuất; cả nước cũng không chỉ bao gồm toàn dân mà còn có sông núi, biển, rừng, đồng ruộng...).

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, ví dụ:

Sen tàn, cúc lại nở hoa.

Lấy hoa sen để nói về mùa hạ. Sen tàn là mùa hạ đã hết. Lấy hoa cúc để nói mùa thu. Cúc nở hoa là mùa thu đã tới.

- Lấy cái cụ thể, dùng cái cụ thể để nói về điều trừu tượng.

Chú ý:

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:

- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

II. LUYỆN TẬP

1. Chỉ ra phép hoán dụ trong các ví dụ sau và cho biết mối quan hệ trong đó:

+ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

- Hình ảnh hoán dụ ở đây là làng xóm ta.

Làng xóm ta là vật chứa đựng dùng để chỉ vật bị chứa đựng là nhân dân nông thôn sống trong đó.

+ Áo chàm đưa buổi phân li

- Hình ảnh ẩn dụ là áo chàm. Quan hệ ở đây là lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật (tác giả dùng hình ảnh áo chàm để chỉ nhân dân miền núi rừng Việt Bắc).

+ Vì sao? Trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh!

- Hình ảnh ẩn dụ là Trái đất. Tác giả dùng hình ảnh Trái đất để chỉ nhân dân trên thế giới. Quan hệ ở đây là quan hệ dùng vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.

2. Hoán dụ có gì khác với ẩn dụ?

- Ẩn dụ là so sánh ngầm, là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng.

- Hoán dụ là thay thế, là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi.

Ví dụ: - Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh.

(Áo the xanh là hình ảnh ẩn dụ nói về làn sương mờ có màu xanh nhạt, có vẻ mỏng như the đương bao phủ trên ngọn núi).

- Sống trong cát, chết vùi trong cát

Những trái tim như ngọc sáng ngời.

(Trái tim là hình ảnh hoán dụ nói về những con người sống thủy chung với Đảng. Tác giả dùng một bộ phận để nói về cái toàn thể).

Viết bình luận