Soạn bài: Bài 24 - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, MỘT BÀI THƠ

Đọc kĩ, tìm hiểu và phân tích 8 đề bài sách giáo khoa đã cho.

II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, MỘT BÀI THƠ

1. Các bước làm bài:

a. Tìm hiểu đề và tìm ý:

b. Lập dàn bài

c. Viết bài

d. Đọc lại bài và sửa chữa.

2. Cách tổ chức triển khai luận điểm

Đọc văn bản “Quê hương trong tình thương nỗi nhớ” và trả lời câu hỏi:

a. Trong văn bản trên, phần thân bài là phần bắt đầu từ “Nhà thơ đã viết quê hương” đến “tâm hồn thiết tha thành thực của Tế Hanh”,ở phần này, người viết đã trình bày cảm nhận về cảm xúc của thi sĩ lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc sâu lắng, tinh tế khi ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh nhịp điệu đặc sắc của bài thơ. Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh ngôn từ, giọng điệu của bài thơ. Phần này được nôi kết tự nhiên chặt chẽ với mở bài và cũng là phần phân tích chứng minh làm sáng tỏ những nhận xét bao quát đã nêu ở phần mở bài.

b. Văn bản có tính thuyết phục và sức hấp dẫn. Người viết đã trình bày cảm nghĩ ý kiến của mình bằng xúc cảm rung động chân thực, tha thiết đối với tác phẩm. Từ đây có thể rút ra được các yêu cầu để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Ghi nhớ: * Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:

- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)

- Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

- Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

* Bài nghị luận về một đoạn tha, bài tha cần chứng tỏ cócảm thụ riêng, nêu lên được các nhận xét, đánh giá của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc... của tác phẩm.

III. LUYỆN TẬP

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Mùa thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức. Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn bởi tại hương gió se. Hương thơm lùa vào trong gió dược tinh lọc, được cô đặc thêm. Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu - bấy giờ là hương ổi chín - tới khắp nơi trong vũ trụ. Tại một vùng quê nhỏ, trong một phút giây nào dó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ.

Đã cảm được hương ổi, dã nhận ra. gió se, hơn thế nữa, mát lại còn nhìn thấy sương đang chùng chình qua ngõ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện. Thế mà sao tác giả lại viết “hình như thu đã về”? Còn điều chỉ nữa mà ngờ? Thu đã về thật đẩy rồi, sao lại còn nghi hoặc? Như đã nói ở trên. Cái chính là sự bất ngờ, đột ngột. Do bất ngờ nên cả khứu giác (mùi hương ổi) cả xúc giác (hơi gió se) cả thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa dám chắc. Cái bảng lảng mơ hồ chính trong cảm giác “hình như” ấy đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đãng lú'c thu sang. Đó là một nguyên nhân. Nhưng sâu xa hơn, ở dây còn bộc lộ nét “sang thu” trong hồn người mà sau chúng ta sẽ nói tới.

Hình như thu đã về.

Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác riêng về hương, về gió, về sương. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Nhưng khi phát hiện “sương chùng chình qua ngõ” thì trong sương căng có hương, trong sương củng có gió, và trong sương như còn có cả tình. “Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn? Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương nương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cái ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Phút giây giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sững sờ tưởng khó tin. Do đó “hình như thu đã về” còn như là một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng định.

Vũ Nho - (Đi giữa miền thơ, NXB Văn học, 1999)

Viết bình luận