Soạn bài: Bài 19 - Các thành phần biệt lập

I. THÀNH PHẦN TÌNH THÁI

Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ.

2. Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi.

II. THÀNH PHẦN CẢM THÁN

Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Các từ ngữ ồ, trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả.

2. Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này. Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó giải thích cho người nghe biết tại sao người nói cảm thán.

3. Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng mình

Ghi nhớ: • Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

• Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)

• Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên dược gọi là thành phần biệt lập.

III. LUYỆN TẬP

1. a) Có lẽ (thành phần tình thái)

b) Chao ôi (thành phần cảm thán)

c) Hình như (thành phần tình thái)

d) Ngờ ngợ, chả nhẽ (thành phần tình thái)

2. Theo thứ tự tăng dần độ tin cậy ta có: dường như (văn viết)//hình như/có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn.

3. Trong ba từ chắc/hình như/chắc chắn thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất. Tác giả chọn chắc (có độ tin cậy cao hơn hình như nhưng thấp hơn chắc chắn) cho thấy nhân vật tôi (người kể chuyện cũng chỉ dự đoán theo logic, chưa biết chuyện gì sẽ thật sự xảy ra).

Viết bình luận