Soạn bài: Bài 17 - Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Thơ bảy chữ hay thơ bảy tiếng ở đây bao gồm:

- Thơ bày chữ cô phong.

- Thơ thất luật (thất ngôn bát cú).

- Thơ thất tuyệt (thất ngôn tuyệt cú).

- Thơ mới bày chữ gồm nhiều khổ.

1. NHẬN DIỆN LUẬT THƠ

Ngắt nhịp trong thơ 7 chữ có thể là 4/3 hay 3/4 nhưng 4/3 nhiều hơn, thông dụng hơn.

Một bài bốn câu, hay một khổ 4 câu thông thường là có 3 vần (câu 1, câu 2 và câu 4) hoặc 2 vần (câu 2 và câu 4). Vần có thể là vần chính (hoàn toàn khớp ví dụ: ta, xa), có thể là vần thông là vần gần đúng (ví dụ: che, khuya, thông, dung...) vần cũng có vần trắc hoặc vần bằng nhưng vần bằng thông dụng hơn, vị trí gieo vần là tiếng cuối câu 2 và 4 có khi cả tiếng cuối câu 1.

- Luật bằng trắc trong thơ 7 chữ theo hai mô hình sau:

a) B B T T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B T T T B B

b) T T B B T T B

B B T T T B B

B B T T B B T

T T B B T T B

Bài thơ của Đoàn Văn Cừ bị chép sai:

- Sau ngọn đèn mờ không có dấu phẩy.

- Ánh xanh xanh lẽ ra là ánh xanh lè.

2. TẬP LÀM THƠ

Học sinh tự làm.

MỘT SỐ BÀI THƠ BẨY CHỮ ĐỂ THAM KHẢO

XA XỨ

Thuở nhỏ đã ghiền nghe tiếng nghé

Nghe hoài từ phút mới nằm nôi

Lớn lên cắt ruột lìa quê mẹ

Đã chẳng còn trâu để cỡi rồi.

(Trần Ngọc Hưởng)

DÁNG THƠ

(Kính tặng nhà thơ Vũ Đình Liên)

Đâu dáng thầy tôi giữa phố trưa

Mực mài nghiên cũ bút đề thơ

Lá vèo xao xác vàng chân ngõ

Mưa rắc lâm thâm trắng bụi mùa

Trí tiếc khơi lên màu giấy cũ

Hồn thương giật dậy ánh đào xưa

Mỗi năm xuân đến lòng se hẳn

Gương lệ nhạt nhòa đọng dáng thơ.

(Trần Ngọc Hưởng - Chân dung Thơ)

ÁNH XUÂN LƯỚT CỎ

(Kính tặng nhà thơ Thế Lữ)

Tiếng trúc tuyệt vời một cõi mơ

Cây đàn muôn điệu mấy vần thơ

Uốn mình ngọc nữ ôm chân liễu

Xõa tóc tiên nga lộng mặt hồ

Da diết nhà thơ yêu mộng cũ

Ngậm ngùi con hố nhớ rừng xưa

Ánh xuân lướt cỏ trời xanh thẳm

Một ánh hương tan khói tỏa mờ.

(Trần Ngọc Hưởng - Chân dung Thơ)

Viết bình luận