Soạn bài: Bài 10 - Kiểm tra về truyện trung đại

Gợi ý câu hỏi ôn tập và kiểm tra.

1. Bảng thống kê

Số

Tên văn bản đoạn tích tác phẩm

Tác giả

Nội dung chủ yếu

Đặc sắc nghệ thuật

01

Chuyện người con gái Nam xương

Nguyễn Dữ (?-?)

- Vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

-Thân phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến

Dựng truyện, dựng nhân vật kết hợp tự sự trữ tình và kịch

02

Chuyện cũ trong Phủ chúa Trịnh

Phạm Đình Hổ (1768 - 1839)

Cuộc sống xa hoa vô độ của vua quan thời Lê Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

Ghi chép những sự việc một cách cụ thể chân thực và sinh động.

03

Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14)

Ngô Gia Văn Phái

Vẻ đẹp hào hùng của vua Quang Trung, sự thảm bại của quân xâm lược của lũ vua quan phản dân hại nước

Trần thuật kết hợp miêu tả chân thực sinh động.

04

Truyện Kiều

Nguyễn Du (1765 - 1820)

Hiện thực và nhân đạo

Ngôn ngữ và thể loại

05

Chị em Thuý Kiều

như trên

Nhan sắc tài năng tính cách số phận Thúy Vân, Thúy Kiều

Miêu tả nhân vật với bút pháp ước lệ cổ điển

06

Cảnh ngày Xuân

như trên

Cảnh ngày Xuân tươi đẹp trong sáng

Bút pháp giàu chất tạo hình

07

Kiều ở lầu Ngưng Bích

như trên

Tâm trạng cô đơn đau buồn thương nhớ của Kiều

Miêu tả nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại ngụ tình

08

Thuý Kiều báo ân báo oán

như trên

Tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều

Nghệ thuật xây dựng nhân vật khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại

09

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)

Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu nết na ân tình

Xây dựng tính cách nhân vật ngôn ngữ, bình dị dân dã

10

Lục Vân Tiên gặp nạn

như trên

Đối lập thiện và ác, nhân vật cao cả và những toan tính thấp hèn

Giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị.

2. Bi kịch và vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua đoạn trích Truyện Kiều

a) Bi kịch

Số phận bi kịch đau khổ, oan ức (Chuyện người con gái Nam Xương), bi kịch điển hình của người phụ nữ: tình yêu tan vỡ và nhân phẩm bị chà đạp: Thúy Kiều.

b) Vẻ đẹp

- Nhan sắc, tài năng (Chị em Thúy Kiều).

- Phẩm chất tâm hồn: Hiếu thảo, thủy chung, son sắt (người con gái Nam Xương, Thúy Kiều), khát vọng tự do. Công lí chính nghĩa (Thúy Kiều).

3. Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến

- Ăn chơi xa hoa vô độ, trụy lạc vô chừng (Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh)

- Hèn nhát thần phục ngoại bang một cách nhục nhã (trong bài Quang Trung đại phá quân Thanh)

- Giả dối, bất nhân, táng tận lương tâm vì tiền (Mã Giám Sinh mua Kiều).

4. Hình tượng các nhân vật: Nguyễn Huệ, Lục Vân Tiên

- Người anh hùng với lí tưởng đạo đức cao đẹp (Lục Vân Tiên).

+ Lí tưởng theo quan niệm tích cực của Nho gia:

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

+ Lí tưởng theo quan niệm đạo lí của nhân dân cứu khổ phò ngay.

- Người anh hùng dân tộc (Nguyễn Huệ).

+ Yêu nước thương dân tài trí, quả cảm.

+ Nhân cách cao đẹp.

5. Ôn tập truyện Kiều

- Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời và gia đình Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều. (Học sinh xem lại sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập một)

- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều và các đoạn trích.

+ Đề cao, ca ngợi khẳng định con người (Chị em Thuý Kiều).

+ Lên án các thế lực chà đạp con người (Mã Giám Sinh mua Kiều).

+ Cảm thông thương xót những bi kịch số phận con người (Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích).

+ Đề cao lòng nhân hậu, ước mơ công lí chính nghĩa (Thúy Kiều báo ân báo oán).

- Thành công nghệ thuật của Truyện Kiều:

+ Tả thiên nhiên

  • Trực tiếp (Cảnh ngày xuân.
  • Tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

+ Tả nhân vật

  • Bút pháp ước lệ (Chị em Thúy Kiều).
  • Khắc họa tính cách bằng ngoại hình, ngôn ngữ hành động (Mã Giám Sinh mua Kiều).
  • Tả nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
  • Khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại (Thúy Kiều báo ân báo oán).

Viết bình luận