Soạn bài: Bài 10 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ)

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

1. Có người cho rằng trong bài thơ này hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tình. Nghĩ như vậy là do theo quán tính xúc cảnh sinh tình: vọng nguyệt hoài hương (ngắm trăng nhớ quê) quen thuộc xưa nay. Thật ra, đọc kĩ hai câu đầu ta thấy không hoàn toàn đơn thuần chỉ có cảnh:

“Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương”.

(Ánh trăng sáng đầu giường,

Ngỡ là sương mặt đất.)

Đẩu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Chữ sàng (giường) gợi cho người đọc nghĩ rằng nhà thơ đang nằm trên giường mà trằn trọc không ngủ được hoặc đã ngủ rồi tỉnh giác không ngủ lại được. Trong tình huống ấy, chữ “nghi” (ngỡ là) sử dụng thật xác hợp tự nhiên. Chữ sương gợi màu trắng và cảm giác lạnh. Hai câu thơ trên không những chỉ tràn ngập ánh trăng mà chứa chan ý vị trữ tình của sự vật trong cảnh.

Hai câu thơ sau:

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.

(Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng

Cúi. đầu nhớ quê cũ)

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi dầu nhớ cố hương.

Chủ thề trữ tình đã hiện rõ nêu bật lên tâm trạng của nhà thơ là xúc động tình quê.

Tuy nhiên với bài thơ này, nói tức cảnh sinh tinh không đủ. Tình ở đây là nhân mà cũng là quả. Vì sao? Vì nhớ quê, trằn trọc thao thức không ngủ được nhìn trăng. Nhìn trăng lại càng nhớ quê nhiều hơn.

2. Không phải là một bài thơ Đường luật. Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch là một bài cổ tuyệt (tứ tuyệt cổ phong) nhưng cũng sử dụng phép đối:

“Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương”.

Ở đây “cử đầu” đối với “đê đầu”“vọng minh nguyệt” đối với “tư cố hương”. Đúng là số lượng chữ của các bộ phận tham gia đối bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp của các bộ phận tham gia đối giống nhau và từ loại của các chữ tương ứng ở hai vế giống nhau, cần chú ý chi trong thơ cồ thể, “đầu” mới đối dược với “đầu” (đối trùng thanh), còn trong thơ Đường luật thì không thế đối như thế được.

Tác dụng của phép đối ở đây nhằm biểu hiện cụ thề và sinh động tình cảm quê hương.

Trước khi “ngẩng đầu” tác giả đã “cúi dầu” vì có “cúi đầu” mới ngỡ ánh trăng là sương phủ mặt đất. Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng ấy, ông đã “ngẩng dầu” để nhìn thấy cả vầng trăng. Và khi thấy vầng trăng cũng như mình cô độc lạnh lẽo, tác giả lại “cúi đầu” để suy ngẫm về quê hương. Các cử động “cúi đầu, ngẩng đầu, cúi đầu” liên tục ấy thể hiện sinh động cụ thế hoạt động của tư duy và cảm xúc, nói rõ hơn là của tình cảm quê hương.

3. Chứng minh tính chất chặt chẽ của bài thơ

Hai dòng đầu diễn đạt một ý: Ngỡ ánh trăng rọi đầu giường là sương phủ trên mặt đất. Động từ nghi (ngỡ) đã liên kết ý của hai dòng thơ.

Ngoài nghi, còn các động từ cử, vọng, đê, tư đếu có vai trò hết sức quan trọng trong việc gắn chặt các ý tưởng trong bài thơ này. Các chủ ngữ ở đây đều bị lược bỏ. Tuy vậy, có thể khẳng định chỉ có một chủ ngữ duy nhất: từ xưng hô của chủ thể trữ tình.

Điều này đã tạo nên tính thống nhất liền mạch của cảm xúc trong bài thơ.

Viết bình luận